Bệnh đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng cơ năng) là một bệnh lý đặc biệt của đại tràng. Bệnh biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể ở đại tràng như rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng,… Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa.
Theo sinh lý bình thường của cơ thế, sự co bóp theo nhu động ruột của đại tràng thường diễn ra sau khi ăn khoảng 2 giờ, trước khi thức ăn thật sự xuống đại tràng và hầu như mất đi sự co bóp khi đang ngủ. Lượng calo và thành phần thức ăn ảnh hưởng đến cường độ co bóp của đại tràng. Đại tràng có chức năng chủ yếu hấp thu nước trong phân giúp phân đóng thanh khuôn dễ đào thải ra ngoài và tránh mất nước. Ngoài ra đại tràng còn có chức năng bài tiết và tiêu hóa một số loại thức ăn khó tiêu nhờ hệ vi khuẩn thường trú trong đại tràng. Nhờ quá trình lên men này tạo ra hơi và một lượng nhỏ H2S có mùi.
Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh đại tràng co thắt thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng vì do yếu tố tâm lý khi bệnh nhân lo lắng dẫn đến rối loạn nặng nề về chức năng của đại tràng. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quản lý và điều trị tốt bệnh đại tràng co thắt giúp bệnh nhân cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng co thắt (bệnh đại tràng cơ năng) hiện còn nhiều tranh cãi và chưa thật sự hiểu rõ cơ chế. Một số yếu tố nguy cơ sau thường xuất hiện và có thể gây tác động đến sự xuất hiện của bệnh.
Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, với ba triệu chứng chính thường gặp là đau bụng, táo bón và tiêu phân lỏng. Ba triệu chứng này có thể phối hợp hoặc đơn độc xen kẽ nhau. Bạn có thể đang gặp phải bệnh lý đại tràng khi có các biểu hiện sau:
Bệnh lý đại tràng co thắt nên được khám và đánh giá cẩn thận để loại trừ các bệnh lý ác tính hoặc nguy hiểm của hệ tiêu hóa. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học. Các xét nghiệm đã được phát triển giúp theo dõi và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư đại tràng, bệnh lý viêm đại tràng xuất huyết mãn tính, nhiễm khuẩn đường ruột… Bạn có thể sẽ được thực hiện các xét nghiệm như nội soi trực tràng hoặc đại tràng, xét nghiệm phân, sinh thiết mô học,… để chẩn đoán chính xác bệnh lý. Điều quan trọng cần nhớ đó là phần lớn các kết quả xét nghiệm sẽ có kết quả bình thường hoặc thay đổi nhẹ, đặc trưng cho sự rối loạn chủ yếu về chức năng của đại tràng.
Cùng với việc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong đợt bệnh lý ảnh hưởng nặng nề, việc thay đổi lối sống góp phần quan trọng trong kiểm soát bệnh. Sau đây là một số lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích:
Bệnh nhân nên tham khảo chế độ ăn và luyện tập cụ thể với bác sĩ điều trị để phù hợp với từng cá nhân. Cần có sự phối hợp ăn ý giữa 2 bên để đạt được hiệu quả điều trị cao và tránh các tác hại nguy hiểm của bệnh.
Tham khảo:
1. Giáo trình Nội bệnh lý 1. Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Bệnh học Nội khoa. Đại học Y Hà Nội.
3. Bài giảng Hội chứng đại tràng kích thích. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.